TẦM QUAN TRỌNG CỦA ÉP CỌC BÊ TÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH

ÉP CỌC BÊ TÔNG MINH TRÍ - UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP, GIÁ CẠNH TRANH

0988691500
ÉP CỌC BÊ TÔNG BÌNH DƯƠNG
ÉP CỌC BÊ TÔNG LONG AN
ÉP CỌC BÊ TÔNG TÂY NINH
THI CÔNG ÉP CỪ MIỀN NAM
SẢN XUẤT CỌC BÊ TÔNG
THI CÔNG NỀN MÓNG MIỀN NAM
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
HotlineHotline: 0988691500
  • Mr. Trí 0988 691 500
  • Mr. Trí

  • 0988 691 500
  • epcocbetongminhtri@gmail.com

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ÉP CỌC BÊ TÔNG

Ép cọc bê tông có tầm quan trọng rất lớn đối với mọi công trình. Quá trình ép cọc giúp cho hạng mục nền móng được vững chắc. Từ đó, tăng cường khả năng chịu tải của công trình và phân tán lực tốt. Giúp công trình tồn tại bền bĩ theo thời gian.

PHƯƠNG PHÁP ÉP CỌC BÊ TÔNG

Có 3 phương pháp ép cọc bê tông chính sau:

  • Ép neo: Áp dụng cho những công trình vừa và nhỏ, mặt bằng thi công chật hẹp cũng có thể làm được
  • Ép tải : áp dụng cho những công trình vừa và lớn, mặt bằng thi công rộng rãi
  • Ép cọc bằng máy ép robot: Áp dụng cho những công trình lớn, mặt bằng thi công rộng
Máy ép cọc bê tông

Máy ép cọc bê tông

QUY TRÌNH ÉP CỌC BÊ TÔNG

1. Một số định nghĩa

– Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc.
– Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.

2. Ưu nhược điểm của phương pháp thi công ép cọc

Ưu điểm:

Êm, không gây ra tiếng ồn, Không gây ra chấn động cho các công trình khác, Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng, Thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao, khoảng 160.000 – 170.000đ/m cọc. Giá thành tổng thể, tùy vào số lượng cọc nhiều hay ít hoặc phải đóng sâu bao nhiêu.

Nhược điểm:

Không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, vướng đường dây điện giăng hoặc phải đi qua đường cống. Vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng cả 100 tấn tải và độ cao. Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu chôn cọc.

3. Chuẩn bị mặt bằng thi công

– Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc) – Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vanạ chuyển cọc phải banừg phẳng, không gồ ghề lồi lõm – Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh – Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật – Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc – Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh.

Bãi cọc bê tông

Bãi cọc bê tông

4. Vị trí ép cọc

– Vị trí ép cọc được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế: phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục. – Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, ta cần phải lấy 2 điểm móco nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công. Thực tế, vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm – Từ các giao điểm các đường tim cọc, ta xác định tâm của móng, từ đó ta xác định tâm các cọc.

5. Lựa chọn phương án thi công ép cọc

Việc thi công ép cọc ở ngoài công trường có nhiều phương án ép, sau đây là hai phương án ép phổ biến:

5.1. Phương án 1

Nội dung: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó mang máy móc, thiết bị ép đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu cần thiết.
Ưu điểm :

  • Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc
  • Không phải ép âm

Nhược điểm :

  • Ở những nơi có mực nước ngầm cao, việc đào hố móng trước rồi mới thi công ép cọc khó thực hiện được
  • Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng
  • Việc di chuyển máy móc, thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn
  • Với mặt bằng thi công chật hẹp, xung quanh đang tồn tại những công trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn, đôi khi không thực hiện được
5.2. Phương án 2

Nội dung: Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu. Như vậy, để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong ta sẽ tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc
Ưu điểm:

  • Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp trời mưa
  • Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm
  • Tốc độ thi công nhanh

Nhược điểm:

  • Phải thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm
  • Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, thời gian thi công lâu vì rất khó thi công cơ giới hóa
5.3. Kết luận

Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 phương án trên, căn cứ vào mặt bằng công trình, phương án đào đất hố móng, ta sẽ chọn ra phương án thi công ép cọc. Tuy nhiên, phương án 2, kết hợp đào hố móng dạng ao sẽ kết hợp được nhiều ưu điểm để tiến thành thi công có hiệu quả.

6. Các yêu cầu kỹ thuật đối với đoạn ép cọc

– Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả 2 bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành
– Vành thép nối phải phẳng, không được vênh
– Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.
– Kích thước các bản mã đúng với thiết kế và phải ≥ 4mm
– Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén
– Kiểm tra kích thước đường hàn so với thiết kế, đường hàn nối cọc phải có trên cả 4 mặt của cọc. Trên mỗi mặt cọc, chiều dài đường hàn không nhỏ hơn 10cm

Kiểm tra khi ép cọc bê tông

Kiểm tra khi ép cọc bê tông

7. Yêu cầu kỹ thuật với thiết bị ép cọc

– Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất
– Pép max yêu cầu theo quy định thiết kế
– Lức nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh, không gây lực ngang khi ép
– Chuyển động của pittông kích phải đều, và khống chế được tốc độ ép
– Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo
– Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công
– Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp lực đo khi ép cọc
– Chỉ huy động từ (0,7 ÷ 0,8) khả năng tối đa của thiết bị ép cọc
– Trong quá trình ép cọc phải làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

8. Tính toán chọn cẩu phục vụ

Căn cứ vào trọng lượng bản thân của cọc, của đối trọng và độ cao nâng cẩu cần thiết để chọn cẩu thi công ép cọc
– Sức nâng Qmax/Qmin
– Tầm với Rmax/Rmin
– Chiều cao nâng: Hmax/Hmin
– Độ dài cần chính L
– Độ dài cần phụ
– Thời gian
– Vận tốc quay cần

Quy trình ép cọc bê tông được tiến hành qua các bước cơ bản sau:

1. Lập biện pháp thi công cọc
2. Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công
3. Kiểm tra vật liệu thi công cọc và cọc thương phẩm
4. Chuyên chở và sắp xếp cọc vào đúng vị trí
5. Tiến hành thi công cọc
6. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc
7. Hồ sơ nghiệm thu phần móng cọc

Ép cọc bê tông Minh Trí

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về ép cọc và báo giá ép cọc tại Biên Hòa, Đồng Nai? Hãy liên hệ với Hotline 0988691500 gặp Trí. Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ ép cọc bê tông của chúng tôi.

Bài viết khác

Hotline tư vấn miễn phí: 0988691500
Close
sản phẩm mới đã được thêm vào giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của tôi
( Sản phẩm)
Tạm tính
Tổng tiền (Tổng số tiền thanh toán):
Top
m.me/epcocbetongminhtri